15/08/2015

Những điều lưu ý để nhà bếp luôn sạch sẽ

Gian bếp là nơi chế biến thức ăn hàng ngày cho gia đình. Để gia đình được khỏe mạnh, việc vệ sinh nhà bếp thường xuyên là điều quan trọng.
Bếp là nơi ngày nào ta cũng sử dụng để chế biến thực phẩm cho cả gia đình, việc vệ sinh bếp hàng ngày là điều cần thiết.  Cleanhouse Việt nam đưa ra vài gợi ý giúp bạn vệ sinh và sử dụng thực phẩm đúng cách, tránh lây lan mầm bệnh từ không gian bếp đến đồ ăn.

Căn bếp sạch sẽ thoáng mát
 
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ NHÀ BẾP LUÔN GỌN GÀNG SẠCH SẼ 
 
1) Dọn vệ sinh mỗi ngày

Tại sao nhà bếp phải dọn vệ sinh mỗi ngày, nhà bếp là nơi chế biến ra những món ăn ngon mỗi ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế và nấu nướng, các dụng cụ và bề mặt vật dụng bị bám dầu mỡ, khói cũng như bụi bẩn… Tất cả tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hoặc nấm mốc, kể cả những vi khuẩn lây bệnh sinh sôi. Đặc biệt đối với những căn bếp thiếu máy hút bụi hoặc không đủ độ thông thoáng. Vì vậy, việc giữ cho bếp sạch sẽ mỗi ngày cũng góp phần giữ gìn vệ sinh chung và đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.
 
Nhà bếp được dọn dẹp vệ sinh mỗi ngày sẽ đảm bảo sạch sẽ
 
- Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn ta phải lau sạch các bề mặt bếp với nước ấm và nước rửa chén, hoặc phun dung dịch kháng khuẩn lên trên.
- Luôn giữ cho bếp sạch sẽ, nên lau luôn các vết mỡ bắn, nước trào, các vết cháy càng sớm càng tốt,... Vì bề mặt bếp dễ bị trầy xước do vậy không nên dùng các vật sắc, nhọn, có tính mài mòn để làm sạch chúng.
- Hóa chất: Luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chế biến đồ
- Đồ ăn đã nầu chín nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Luôn nấu nóng rồi mới sử dụng. Với các đồ hải sản như: cua, ghẹ,.. khi nấu chín không được để qua đêm khi ăn phải sẽ bị lạnh bụng, ngộ độc, sinh bệnh không tốt.
- Lò nướng: Lò nướng, lò vi ba sau khi sử dụng nên lau chùi sạch sẽ bằng nước ấm, nên mở cánh cửa một lúc cho thoáng và khô hoàn toàn rồi mới đóng lại. Tránh tạo môi trường ẩm ướt cho nấm mốc phát triển.
- Tủ lạnh: Đồ ăn để trong tủ nên ghi ngày tháng rõ ràng, để loại bỏ khi không sử dụng
- Tủ lạnh mỗi tháng bạn nên vệ sinh ít nhất là 1 lần với hỗn hợp bicarbonate của soda và nước, mỗi năm 1 đến 2 lần nên kéo tủ lạnh ra và hút chân không thân sau của tủ, để đảm bảo tủ hoạt động hiệu quả.

2) khăn lau 

Các loại khăn lau trong bếp và miếng rửa chén phải luôn sạch sẽ. 

Một bí quyết để tẩy sạch vi khuẩn trong miếng rửa chén và khăn lau chén dĩa là ngâm chúng vào trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng (khoảng ¾ tách thuốc tẩy pha với 4 lít nước) 3 lần mỗi tuần. Nên phơi miếng rửa chén ngoài trời cho khô trước khi dùng tiếp. Giặt khăn lau chén dĩa bằng nước nóng. Dùng khăn giấy để lau sạch những chỗ thức ăn bị đổ ra bên ngoài, đặc biệt là các loại nước từ thịt sống hay các loại thủy, hải sản. Sau đó, vứt bỏ ngay những chiếc khăn giấy đã bị bẩn.


Khăn lau bếp cần loại chuyên dụng

3) Để dụng cụ đúng nơi quy định
Dụng cụ nhà bếp cần để đúng nơi lưu trữ. Những món nội thất không thể thiếu trong mỗi căn bếp. Có không ít chị em ưa thích mẫu tủ kín hơn là kệ mở bởi vì có thể tha hồ  “tiện tay” bỏ đồ đạc lung tung bên trong mà không sợ ai nhìn thấy. Tuy nhiên, khi cánh cửa được mở ra thì bạn thấy đấy, rất khó để có thể chọn được ngay thứ mình cần trong mớ lộn xộn này. Hãy tích hợp thêm một tấm gỗ nằm ngang phân chia tủ thành 2 hoặc 3 phần, vừa tối ưu hóa không gian lưu trữ, vừa chia vật dụng, thực phẩm một cách khoa học hơn.
Dụng cụ nhà bếp cần treo đúng và gọn gàng 
 
Để biết thêm nhiều bí quyết dọn dẹp nhà cửa hãy liên hệ ngay với  dịch vụ vệ sinh công nghiệp Cleanhouse Việt Nam .
Hà Nội:          0932.215.335
Hồ Chí Minh: 0909.610.882
Tổng đài:       043.3212.666


Liên hệ dịch vụ

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

Clean house Vietnam co.,ltd