23/12/2021

CÁCH LÀM SẠCH ĐŨA BỊ MỐC ĐƠN GIẢN NHÂT - Cleanhouse

Nhiều gia đình ít có thói quen làm sạch đũa gỗ khi không dùng đến. Nhưng nếu đũa không được làm sạch sẽ gây nên hiện tượng bị mốc, nguy hại đến sức khỏe. Do đó, Cleanipedia mách bạn cách làm sạch đũa gỗ bị mốc nhanh và đơn giản sau đây. Mời bạn đón đ

CÁCH LÀM SẠCH ĐŨA BỊ MỐC

Mùa ẩm mốc sẽ khiến muỗng đũa và các vật dụng nhà bếp bị lên mốc trắng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và thẩm mỹ của bữa ăn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đánh bay ẩm mốc trên muỗng đũa bằng gỗ nhanh chóng và an toàn nhất.

Nhiều gia đình ít có thói quen làm sạch đũa gỗ khi không dùng đến. Nhưng nếu đũa không được làm sạch sẽ gây nên hiện tượng bị mốc, nguy hại đến sức khỏe. Do đó, Cleanhouse mách bạn cách làm sạch đũa gỗ bị mốc nhanh và đơn giản sau đây. Mời bạn đón đọc!

Lưu ý: Khi mua mới mua về: 

- Rửa thật kỹ ngay khi mới mua về, có thể dùng thêm chanh để đánh lên bề mặt gỗ nhằm mục đích sát khuẩn, hoặc ngâm trong nước ấm khoảng vài phút và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Lau sạch băng khăn khô khi đã luộc sạch

- Đũa mới mua phải được rửa sạch bằng nước nóng (sôi) trước khi dùng

Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm vi khuẩn hay một chất hóa học. Do vậy, đũa gỗ  mới mua trước tiên phải rửa sạch bằng nước, luộc trong nước nóng tối đa 5 phút, phơi khô rồi mới đem ra sử dụng. Muốn đũa thêm bóng sáng tự nhiên thì thêm vào một ít dầu ăn, hoặc tốt nhất là dầu dừa trong quá trình luộc.

NHỮNG LƯU Ý TRÁNH ĐŨA BỊ MỐC 

 Để tránh cho đũa gỗ bị mốc trở lại, trong quá trình sử dụng nên lưu ý:


- Rửa không chà sát quá mạnh. Việc nắm chặt đũa rồi chà xát, rồi xả dưới vòi nước có thể làm trầy mặt gỗ, tạo ra nhiều rãnh nhỏ, các vết nứt, khiến vi sinh vật lưu trú ở đó.

- Sấy khô đũa sau khi sử dụng để tránh nấm mốc

Mặc dù đũa bản thân nó khả năng chịu (không thấm) nước cao, nhưng cần phải lau sạch, tốt nhất là hong khô hoàn toàn, và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sinh ra nấm mốc trên bề mặt đũa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Định kỳ nên luộc đũa trong nước sôi tối đa 5 phút, phơi khô để sạch khuẩn. Đũa dừa có khả năng chịu nhiệt cao nên không sợ nứt gãy khi luộc.
- Ống đũa phải không bị đọng nước và thường xuyên được rửa sạch.

Chú ý: Đũa ăn cũng có thời hạn sử dụng.

Tuổi thọ đũa dừa là 12 tháng.
      Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng, tùy theo chất liệu. Biểu hiện dễ thấy là màu sắc đũa thay đổi, đũa dễ bị uốn cong hay gãy.

Nhiều gia đình thường có thói quen tái sử dụng đũa, mốc thì rửa đi tráng qua nước nóng rồi dùng tiếp. Hoặc cũng có những gia đình mua đũa mới nhưng để lâu ngày bị mốc, vì tâm lý "tiếc của" nên đem ra rửa sạch, phơi khô rồi tiếp tục sử dụng.

Cũng có không ít người cho rằng dùng nước sôi bình thường (100 độ C) là có thể loại bỏ được độc tố trên đũa. Tuy nhiên, các chất gây ung thư như aspergillus flavus hay aflatoxin đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt và khó có thể tiêu trừ. Ví dụ tiêu biểu là vi nấm Aflatoxin có khả năng chịu nhiệt lên đến 280 độ C.

Trong khi đó, kết quả của một khảo sát tại Trung Quốc đã cho thấy, cứ 20 người thì chỉ có 2 người có thói quen thay đũa 6 tháng/lần.

Từ thực trạng trên, chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên luộc đũa nửa tiếng trong nước sôi mỗi tuần một lần, sau đó phơi thật khô mới tiếp tục sử dụng. Việc làm này có tác dụng tốt trong việc loại bỏ, hạn chế sự sinh sôi của độc tố, vi nấm.

 


Liên hệ dịch vụ

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

Clean house Vietnam co.,ltd