26/08/2024

Giải đáp nhanh công thức hóa học của chất tẩy rửa chi tiết nhất

Các chất tẩy rửa hóa học luôn giúp làm sạch nhanh, đánh bật mọi vi khuẩn, mảng bám hiệu quả. Vậy công thức hóa học của chất tẩy rửa là gồm những gì?

Để tạo ra sản phẩm có khả năng tẩy rửa cực nhanh, loại bỏ mọi vi khuẩn, mảng bám hiệu quả và an toàn cho người dùng, các nhà sản xuất luôn quan tâm và lựa chọn kỹ thành phần của nước tẩy rửa. Thực tế, công thức hóa học của chất tẩy rửa gồm nhiều nhóm nguyên liệu phức tạp. Nếu bạn muốn biết công thức hóa học sản xuất chất tẩy rửa gồm những gì, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Công thức hóa học của chất tẩy rửa - Các thành phần chính

Surfactants - Chất hoạt động bề mặt

Đây là thành phần chính trong công thức hóa học của nước tẩy rửa, có tác dụng giảm sức căng bề mặt cho nước tẩy, giúp nước tẩy thấm sâu vào vết bần và loại bỏ chúng. Surfactants mặc dù là chất hoạt động bề mặt phổ biến nhưng có thể khiến một số người bị kích ứng. 

Sequestrants - Chất cô lập

Nước cứng chưa magie và ion canxi sẽ làm giảm hiệu quả của nước tẩy. Dùng chất cô lập có khả năng chống lại tình trạng cứng của nước đồng thời tăng hiệu quả của chất hoạt động bề mặt. Ngày nay, Sequestrants được dùng phổ biến hơn, để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 

Xem thêm: https://cleanhouse.com.vn/hoa-chat-ve-sinh-cong-nghiep

Hình 1: Sequestrants được dùng phổ biến hơn trong sản xuất chất tẩy rửa

pH Modifiers - Chất điều chỉnh kiềm

Một số chất tẩy rửa hóa học chứa tính kiềm cao sẽ gây hại cho vật liệu và da. Nên các loại nước tẩy rửa tự nhiên hiện nay có chứa chất điều chỉnh kiềm, có khả năng điều chỉnh kiềm, tăng độ ổn định của enzyme và những hoạt chất khác trong nước tẩy.

Enzymes - Chất hỗ trợ tẩy

Đây là chất xúc tác sinh học, có tác dụng phân hủy những chất bẩn hữu cơ như tinh bột, dầu mỡ và protein. Amylase, Protease, và Lipase là một số enzyme được dùng nhiều trong chất tẩy rửa, cho phép giảm lượng chất hoạt động bề mặt cần thiết. 

Anti-redeposition Agents - Chất ngăn chặn tái bám

Những vết bẩn sau khi bị loại bỏ cần ngăn chặn chúng bám lại vào bề mặt vật liệu. Nên hoạt chất chống tái bám cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất nước tẩy rửa. Sodium polyphosphate hoặc Polyacrylates thường được bổ sung vào chất tẩy rửa để ngăn chặn sự tái bám của các chất cặn và bụi bẩn.

Optical Brighteners - Chất tẩy quang học

Đây là hoạt chất giúp hấp thụ tia cực tím, phát ra ánh sáng xanh, tạo hiệu ứng tẩy trắng nhanh cho mọi về mặt và vải vóc. Tuy vậy, đây là hoạt chất cần xem xét khi sản xuất nước tẩy vì có thể ảnh hưởng không tốt đến môi trường. 

Hình 2: Optical Brighteners - Chất tẩy quang học có trong chất tẩy rửa



Preservatives - Chất bảo quản

Chất bảo quản là một trong những thành phần không thể thiếu trong công thức hóa học của chất tẩy rửa. Bởi chất này có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Methylchloroisothiazolinone (CMIT) hoặc Methylisothiazolinone (MIT) là những chất bảo quản hiệu quả nhưng có nguy cơ khiến 1 số người bị dị ứng.

Fragrances - Hương liệu

Hương liệu trong chất tẩy rửa giúp tạo mùi thơm lưu lại ở không gian, trên các bề mặt vật dụng dùng nước tẩy. Những chất tẩy rửa sở hữu hương liệu có mùi thơm dễ chịu, lưu hương lâu thường được khách hàng yêu thích. Nhưng nhà sản xuất cũng cần chọn những hương liệu an toàn, không kích ứng đường hô hấp, không kích ứng da. 

Công thức hóa học của chất tẩy rửa - Mốt số chất khác

Bên cạnh những thành phần chính kể trên thì trong công thức hóa học của nước tẩy rửa còn có một số hoạt chất khác gồm: 

Foam Stabilizers - Chất ổn định bọt

Chất này giúp duy trì độ dày và độ bền của bọt trong nước tẩy. Hoạt chất này khá quan trọng vì bọt ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch vật phẩm.Cocamide MEA là một chất ổn định bọt phổ biến, hỗ trợ tẩy trắng của chất hoạt động bề mặt bằng việc tăng độ nhớt và làm mềm nước. 

Thickeners - Chất làm đặc

Chất này cũng được thêm vào thành phần của chất tẩy, giúp tăng độ nhớt của nước tẩy. Từ đó tăng khả năng bám dính của chất tẩy trên các bề mặt cần làm sạch, để các chất tẩy sạch hoạt động hiệu quả hơn. Xanthan gum hoặc Sodium chloride (muối ăn) là những chất làm đặc được sử dụng phổ biến. 

Hình 3: Chất làm đặc cũng được thêm vào thành phần của chất tẩy, giúp tăng độ nhớt của nước tẩy

Dyes - Chất tạo màu

Đây là thành phần có khả năng cải thiện hình thức bên ngoài của vật dụng dùng chất tẩy rửa, đánh lừa thị giác. Những chất tạo màu an toàn được cho phép dùng trong sản xuất chất tẩy rửa nhưng cũng cần lựa chọn cẩn thận để không ảnh hưởng đến da của những người dễ bị kích ứng.

Corrosion Inhibitors - Chất chống ăn mòn

Chất chống ăn mòn trong chất tẩy rửa sẽ giúp bảo vệ những bộ phận kim loại có ở máy móc không bị ăn mòn, giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị. Phosphates và Silicates là hóa chất được sử dụng nhiều trong sản xuất chất tẩy rửa vừa ngăn ngừa ăn mòn vừa cung cấp lớp phủ bảo vệ kim loại.

Dispersants - Chất Phân Tán

Chất này có mặt trong công thức hóa học của nước tẩy giúp phân tán bụi bẩn, ngăn chặn không cho chúng đọng lại, từ đó cải thiện hiệu quả trong việc làm sạch. Natri polyacrylate và một số polymer khác thường được dùng trong các chất tẩy rửa. 

Và đó là các chất có trong công thức hóa học của chất tẩy rửa. Mỗi sản phẩm sẽ có những thành phần khác nhau để tạo ra nước tẩy rửa có hiệu quả khác nhau. Khi bạn biết rõ về từng nguyên liệu có trong chất tẩy rửa sẽ chọn được sản phầm phù hợp với mục đích và nhu cầu tẩy rửa của mình.

Trân trọng!


Liên hệ dịch vụ

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

Clean house Vietnam co.,ltd