Kinh nghiệm vệ sinh rèm cửa nhà bếp hiệu quả từ một bà nội trợ thường xuyên dọn dẹp
Một trong các vết bẩn hay gặp nhất và cũng khó xử lý nhất trong nhà bếp là vết bẩn trên rèm.
Là một bà nội trợ dành nhiều thời gian trong bếp, tôi hiểu rằng rèm cửa ở đây không chỉ là vật trang trí mà còn phải đối mặt với rất nhiều vết bẩn cứng đầu. rất đau đâu và mất nhiều thời gian xử lý. Sau nhiều lần tự tay dọn dẹp, tôi rút ra được cách vệ sinh rèm cửa nhanh, sạch và đơn giản nhất.
ĐẶC ĐIỂM CÁC VẾT BẨN TRÊN RÈM CỬA NHÀ BẾP
Rèm cửa nhà bếp là nơi dễ bị bám bẩn nhất trong nhà vì thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, bụi, khói và hơi ẩm từ quá trình nấu nướng. Đó là những loại vết bẩn phổ biến trên rèm cửa nhà bếp và cách nhận diện đặc điểm của chúng
Có 2 loại vết bẩn phổ biến hay gặp nhất trên rèm cửa nhà bếp
- Vết bản dầu mỡ
Do dầu ăn bắn ra khi chiên, xào hoặc do hơi dầu mỡ bốc lên và bám vào rèm.
Đặc điểm:
Bề mặt rèm bị bóng nhờn, khó lau sạch chỉ bằng nước.Dầu mỡ thường kết hợp với bụi bẩn tạo thành mảng bám cứng đầu, đặc biệt ở rèm vải hoặc rèm có bề mặt nhám.
Hay gặp ở phần rèm gần bếp nấu hoặc sát quạt hút mùi.
- Vết ố vàng thức ăn
Thức ăn, khói bếp, hơi nước bẩn hoặc tích tụ nâu ngày thấm dần vào rèm gây ra những vết bẩn cực kỳ khó xử lý
Đặc điểm:
Màu vàng hoặc nâu nhạt, thường xuất hiện rõ trên rèm vải sáng màu. Những vết ố thường khó làm sạch hoàn toàn nếu không sử dụng phương pháp ngâm hoặc chất tẩy thích hợp
VỆ SINH RÈM CỬA NHÀ BẾP DỰA TRÊN CHẤT LIỆU
1) Vệ sinh rèm vải nhà bếp
Rèm vải là loại phổ biến nhất nhưng cũng dễ bám bẩn, đặc biệt là dầu mỡ và mùi khói. Đây là cách tôi thường làm:
+ Làm sạch những vết trực tiếp
Khi phát hiện dầu mỡ hoặc vết bẩn nhỏ lúc đó phải xử lý luôn, để lâu càng khó làm sạch cũng mất nhiều thời gian hơn
Dùng khăn mềm thấm nước ấm pha một ít nước rửa chén. Nhẹ nhàng lau vùng bị bẩn, tránh làm lan rộng. vết bẩnmà cứng đầu, bạn có thể thêm một chút baking soda lên vết bẩn là vết bẩn sạch tinh tươm
+ Giặt rèm
- Tháo rèm: Gỡ rèm khỏi thanh treo, đảm bảo không làm gãy móc hoặc làm hỏng đường may.
- Ngâm rèm: Ngâm rèm trong nước ấm pha xà phòng và một chút giấm trắng. Giấm không chỉ làm sạch mà còn khử mùi rất tốt.
- Giặt:
- Nếu dùng máy giặt, hãy chọn chế độ nhẹ nhàng (delicate).
- Nếu giặt tay, vò nhẹ nhàng để không làm hỏng sợi vải.
- Phơi: Phơi rèm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm phai màu.
2) Vệ sinh rèm nhựa nhà bếp
Rèm nhựa hay được sử dụng trong nhà bếp nhờ khả năng chống thấm nước, chống dầu mỡ rất đỉnh lại dễ vệ sinh.
Tuy nhiên, do môi trường nấu nướng, nhiệt độ cao có những chuyên biệt nhất định . Dưới đây là cách vệ sinh rèm nhựa đơn giản và hiệu quả nhất:
Cách vệ sinh:
Không cần tháo - Giữ nguyên rèm trên thanh treo.
Lau sạch từng lá rèm sau đó nhúng khăn mềm hoặc miếng bọt biển vào dung dịch, vắt ráo nước rồi lau từng lá rèm từ trên xuống dưới. Từ từ xử lý góc khuất và kẽ nhỏ Dùng bàn chải nhỏ hoặc bàn chải đánh răng cũ để chà sạch các khe giữa các lá rèm.
Lau lại rèm bằng khăn ẩm sạch để loại bỏ xà phòng còn sót.
3) Vệ sinh rèm gỗ nhà bếp
Rèm gỗ có vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho không gian nhà bếp. Tuy nhiên đây lại là một trong những loại rèm này dễ bám bụi, dầu mỡ và có thể bị hư hỏng nếu không được vệ sinh đúng cách.
Cleanhouse xin hướng dẫn bạn vệ sinh rèm gỗ sao cho nhanh- tiện – chuẩn nhất
Cách làm sạch:
+ Rèm gỗ vệ sinh rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn khô hoặc chổi lông mềm để phủi bụi định kỳ.
Với vết bẩn dầu mỡ, pha giấm trắng với nước (tỷ lệ 1:2) và dùng khăn ẩm lau từng lá rèm. Chú ý: Không dùng quá nhiều nước để lau, vì hơi ẩm có thể làm cong vênh và mối mọt gỗ, khiến chúng hỏng rất nhanh
Bí quyết giữ rèm cửa nhà bếp luôn sạch sẽ
Muốn Giữ rèm cửa nhà bếp luôn sạch sẽ thì bạn phải mất thời gian cũng như sự chăm sóc và vệ sinh định kỳ, đặc biệt nơi như nhà bếp thường có dầu mỡ và bụi bẩn bám vào rèm.
Dưới đây là một số mách nhỏ giúp bạn dễ dàng vệ sinh rèm hơn
+ Lau thường xuyên: Dành 5-10 phút mỗi tuần để lau rèm bằng khăn ẩm. Điều này giúp ngăn bụi và dầu mỡ tích tụ lâu ngày.
+ Chọn loại rèm phù hợp: Mỗi nơi trong nhà s sẽ có loại rèm phù hợp, rèm mà gần cửa sổ thì nhất định phải chọn rèm nhựa hoặc rèm có khả năng chống bám bẩn tốt.
+ Có rèm dự phòng: Luôn luôn có một bộ rèm dự phòng tránh tình trạng hỏng bất ngờ hay khi giặt rèm chính