01/06/2021

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỆ SINH BỆNH VIỆN

Hiện nay từ nhà dân đến các công trình công cộng, chung cư đề cần đến không gian sạch sẽ để mọi người làm việc. Bệnh viện là nơi chữa trị bệnh, để những người ốm hồi phục lại sức khỏe với họ điều này còn quan trọng hơn.

Hiện nay từ nhà dân đến các công trình công cộng, chung cư đều cần đến không gian sạch sẽ để mọi người làm việc. Bệnh viện  là nơi chữa trị bệnh, để những người ốm hồi phục lại sức khỏe với họ điều này còn quan trọng hơn.  Không chỉ có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe của con người, đồng thời khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp của các bệnh viện . Để đánh giá một công ty vệ sinh công nghiệp có phù hợp với bạn để làm vệ sinh bệnh viện hay không  hay không, hãy tham khảo Tiêu chí đánh giá công ty vệ sinh bệnh viện mà cleanhouse.com.vn  đề xuất dưới đây nhé!

Công tác vệ sinh trong bệnh viện cần được thực hiện quản lý chặt chẽ

 TIÊU CHUẨN LÀM SẠCH TRONG VỆ SINH BỆNH VIỆN 

Do môi trường đặc thù trong các bệnh viện nên các tiêu chuẩn làm sạch của vệ sinh bệnh viện có nhiều khác biệt so với khi làm sạch ở các môi trường khác. 

1.1 Chuẩn bị phương tiện làm sạch: Sử dụng tải/giẻ lau ẩm, sạch và xô, thùng sạch để chứa hóa chất lau khi bắt đầu thực hiện quá trình lau. Các phương tiện bảo đảm hoạt động tốt và sử dụng riêng cho khu vực yêu cầu vô khuẩn cao, khu vệ sinh và khu cách ly. Tốt nhất sử dụng loại giẻ lau sử dụng một lần có hoặc không tẩm hóa chất làm sạch, khử khuẩn.

1.2. Hóa chất làm sạch, khử khuẩn - Hóa chất tẩy rửa: Thường là xà phòng hoặc các hóa chất tẩy rửa khác, sử dụng để làm sạch các bề mặt thông thường ít tiếp xúc tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình hoặc thấp. 8 - Hóa chất khử khuẩn: Khử khuẩn (và làm sạch với các hóa chất hỗn hợp) bề mặt dụng cụ/thiết bị y tế, bề mặt thông thường tiếp xúc thường xuyên, bề mặt ít tiếp xúc tại khu vực yêu cầu vô khuẩn cao hoặc khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Các hóa chất khử khuẩn sử dụng trong cơ sở KBCB phải được cấp phép lưu hành theo qui định của Bộ Y tế. - Phương tiện lưu giữ hóa chất: Sử dụng loại hộp/can chứa hóa chất khử khuẩn/làm sạch dùng một lần. Không bổ sung tiếp hóa chất vào can/hộp đã sử dụng hết hoặc đang sử dụng.

1.3. Trình tự làm sạch: Làm sạch từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễm nhiều nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên, từ bề mặt cao tới bề mặt thấp và từ trong ra ngoài.

Làm sạch theo trình tự nhất định

1.4. Kỹ thuật làm sạch - Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng cây gom chất thải. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần, loại bỏ chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng, thông báo ngay tới người quản lý khi bị tổn thương do vật sắc nhọn. - Giảm thiểu khuyếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau: Không dùng chổi trong khu bệnh phòng, khu văn phòng, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau, không giũ, lắc tải/giẻ khi lau. - Tốt nhất là sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên. Không nhúng khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng giẻ lau riêng cho từng khu vực và cho từng giường bệnh. - Thay dung dịch làm sạch/khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tăng tần suất thay dung dịch tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; khi nhìn thấy đục, chất bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ thể tràn trên bề mặt.

Vệ sinh trong bệnh viện cần chuyên môn, kỹ thuật cao

1.5. Tần suất làm sạch - Tần suất khử khuẩn bề mặt tiếp xúc thường xuyên cao hơn bề mặt ít tiếp xúc. Những bề mặt thuộc loại này cần được làm sạch ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường và 2 lần/ngày với bề mặt tại khu vực yêu cầu vô khuẩn hoặc khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Tần suất làm sạch/khử khuẩn có thể cao hơn nếu mức độ quá tải NB cao và ở cơ sở KBCB đòi hỏi mức độ sạch cao, đặc biệt là với những bề mặt có tần suất tiếp xúc cao. - Làm sạch ngay các bề mặt khi thấy các dịch/chất lỏng tràn ra bề mặt.

 

TỔNG HỢP CÁC LƯU Ý ĐỂ ĐẢM BẢO VỆ SINH BỆNH VIỆN TỐT NHẤT

-          Khi nào dịch vụ bắt đầu tiến hành vệ sinh bệnh viện, thời gian có hiệu lực bao lâu?

-          Gói hợp đồng vệ sinh bệnh vieẹn thỏa thuận thực hiện theo từng ngày, tuần, hay tháng?

-          Nếu không hài lòng với dịch vụ vệ sinh của bệnh viện , trong vòng 30 ngày hợp đồng được kí kết, bạn có được hủy gói dịch vụ hay không?

-          Dụng cụ và máy móc phục vụ vệ sinh nằm trong gói hợp đồng hay tính phí ngoài?

-          Ai là người đứng ra chịu trách nhiệm, giải quyết các vấn đề trong trường hợp bạn cần liên hệ?

1)    Có list danh sách rõ ràng với từng mục cần vệ sinh: Với mỗi khu vực, mỗi phòng khoa hoặc các khu vực đặc biệt như khu cách ly, phòng mổ... cần có các bộ tiêu chí về vệ sinh riêng để đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế. 

Từ các mục này sẽ kiểm tra được công việc nào mình làm chưa tốt. Từ đó khắc phục được  và đảm bảo vệ sinh tốt hơn

2)    Xây dựng thang điểm chấm điểm  mức độ quan trong của từng yếu tố. Nên đánh giá và xây dựng mức độ quan trọng cho các khu vực, vật dụng cần được vệ sinh theo điểm trọng số. Từ đó dễ dàng xác định được quy trình vệ sinh cũng như tần suất cần phải vệ sinh cho mỗi khu vực dựa theo điểm.

3)    Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh: Cần kiểm tra liên tục quá trình vệ sinh của nhân viên cũng như tình trạng vệ sinh ở các khu vực để đánh giá, nhận xét và có điều chỉnh kịp thời. 

4)    Khen thưởng và phạt: Cơ chế thưởng phạt rõ ràng cho nhân viên vệ sinh là yếu tố khích lệ quan trọng nhằm giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, ghi nhận khi thực hiện tốt công việc. Nhờ vậy, nhân viên có động lực phấn đấu hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình. 

5)    Tham khảo ý kiến khách hàng: Nhân viên vệ sinh, người nhà bệnh nhân hay các y bác sĩ là người hiểu môi trường bệnh viện nhất. Do đó, trong quá trình lên kế hoạch, thực hiện các quy trình vệ sinh, nên tham khảo ý kiến của họ để hoàn thiện hơn. 

6)    Hợp đồng rõ ràng: Cần có hợp đồng, tiêu chí rõ ràng khi thuê dịch vụ bên ngoài: Nếu thuê các công ty dịch vụ vệ sinh bên ngoài, cần đảm bảo hợp đồng, cách thức liên hệ, bảng giá chi tiết và đặc biệt là tiêu chí đánh giá rõ ràng.

Những tiêu chí để vệ sinh bệnh viện rất rõ ràng. Phân chia nấc rất bình đẳng. Môi trường bệnh viện là môi trường đặc biệt, cần đảm bảo vệ sinh vừa tránh lây truyền bệnh dịch, vừa đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân đến khám. Nên rất cần sạch sẽ Hãy tìm hiểu xem bệnh viện nơi bạn điều trị đã đảm bảo những yếu tố trên hay chưa, tránh tình trạng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không uy tín. Việc vệ sinh bệnh viện không tốt có thể gây nên những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Vệ sinh bệnh viện đặc biệt quan trọng vì chính nó giúp các bác sĩ và bệnh nhân có môi trường làm việc an toàn người bệnh cũng thấy thoải mái hơn. những nguyên tắc vệ sinh bệnh viện đòi hỏi người có chuyên môn cao và có những tiêu chuẩn cụ thể giúp nhà quản lý bệnh viện dễ dàng kiểm soát chất lượng vệ sinh của mìnhtại bệnh viện hơn. Hy vọng những thông tin trên của Cleanhouse giúp bạn có hiểu biết hơn về vệ sinh trong bệnh viện


Liên hệ dịch vụ

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

Clean house Vietnam co.,ltd